Theo Phó chủ tịch Bắc Ninh Ngô Tân Phượng, lao động trẻ đến tỉnh này thu nhập chưa đủ mua nhà và thường chỉ có nhu cầu thuê.
Ông Ngô Tân Phượng đã chia sẻ một số lý do khiến Bắc Ninh còn khoảng 1.300 căn nhà ở công nhân với VnExpress bên lề một sự kiện tại tỉnh này hôm 28/9. Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, hơn 70% công nhân tại địa phương này từ nơi khác đến. Trong đó, lực lượng lao động trẻ 18-30 tuổi đến làm việc tại thủ phủ công nghiệp miền Bắc chỉ có nhu cầu thuê thay vì mua nhà.
Cùng với đó, ông Phượng cho biết công nhân cũng khó đáp ứng khả năng tài chính để mua nhà khi thu nhập 9-10 triệu đồng một tháng. Ông nói thêm ngoài trang trải sinh hoạt phí, người lao động đã khó khăn còn thường phải dành dụm để gửi thêm tiền về quê cho gia đình.
Thời gian qua, Bắc Ninh hoàn thành 7 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân với 4.000 căn hộ đủ điều kiện đưa vào sử dụng. Các chủ đầu tư đã rao bán 1.681 căn, nhưng rất ít công nhân đăng ký mua khiến còn tồn đọng 1.324 căn hộ.
Trong báo cáo vướng mắc về nhà ở xã hội tháng trước, UBND tỉnh cũng đánh giá đa số công nhân ở Bắc Ninh có tính chất cư trú không ổn định, thường xuyên thay đổi công việc. Bên cạnh đó, tỉnh cho rằng người lao động cũng chưa có thói quen ở nhà cao tầng.
Bắc Ninh đã đề nghị việc đầu tư xây dựng nhà ở lưu trú công nhân cần được thực hiện cả ở bên ngoài các khu công nghiệp. Từ đó, loại hình này có thể phục vụ rộng rãi cho các đối tượng là công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất tất cả các ngành, nghề. Đồng thời, tỉnh cũng đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu bổ sung các cơ chế ưu đãi đặc biệt hơn nữa với dự án nhà lưu trú công nhân.
Bắc Ninh hiện có 15 khu công nghiệp đang hoạt động, nhiều nhất miền Bắc và nằm trong top 5 toàn quốc. Đến cuối năm ngoái, các khu công nghiệp này sử dụng hơn 314.000 lao động.
Không riêng Bắc Ninh, tình trạng ế nhà ở xã hội, nhà ở công nhân cũng tồn tại ở một số địa phương khác. Qua rà soát gần đây của HĐND TP HCM, một dự án nhà ở xã hội tại TP Thủ Đức hơn 1.000 căn dự kiến bàn giao cuối năm nay, nhưng chỉ có khoảng 100 hồ sơ đăng ký thuê nhà.
Việc này xuất phát từ một số bất cập trong chính sách hiện hành. Đại diện chủ đầu tư dự án lý giải thực tế có nhiều khách hàng thuộc nhóm đối tượng được hưởng chính hỗ trợ về nhà ở xã hội đã tìm hiểu, song rất ít hồ sơ đạt yêu cầu.
Theo quy định hiện hành, những người được mua nhà ở xã hội cần đáp ứng 3 điều kiện về nhà ở, cư trú và mức thu nhập. Trong đó, điều kiện về cư trú là phải có đăng ký thường trú tại nơi có dự án nhà ở xã hội hoặc đăng ký tạm trú từ một năm trở lên. Đối tượng mua nhà ở xã hội cũng không được thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân, tức lương không quá 11 triệu đồng mỗi tháng. Những quy định này được một số chuyên gia đánh giá đã lỗi thời, ví dụ giá nhà ở xã hội tăng gần gấp đôi sau 5 năm, nhưng cách xác định thu nhập thấp - điều kiện quan trọng để được mua nhà - vẫn như 8 năm trước.
Bộ Xây dựng cho biết đã đề xuất mở rộng đối tượng mua nhà ở xã hội, bỏ điều kiện về cư trú, cũng như nâng mức thu nhập lên cao hơn trong dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi.
Trích nguồn từ Vnexpress.net
do choi nguoi lon/do choi tinh yeu/shop do choi nguoi lon/ban do choi nguoi lon/shop do choi tinh yeu/do choi bao dam