Nhóm doanh nghiệp kiểm soát thành công Toshiba

Địa chỉ: 159 Lý Chiêu Hoàng-Phường 10-Quận 6-Tphcm-( Đối Diện Nhà Hàng Đại Hỷ PALACE )
Hotline:

09222.09888

Giỏ hàng
(0) sản phẩm
Ngày đăng: 21/09/2023 - 02:28 PM

Nhóm doanh nghiệp dẫn đầu bởi Japan Industrial Partners đã sở hữu gần 78% cổ phần Toshiba, mở đường cho việc mua lại toàn bộ và rút niêm yết.

Hôm 21/9, đại gia điện tử Nhật Bản Toshiba cho biết kế hoạch mua lại trị giá gần 14 tỷ USD của nhóm doanh nghiệp dẫn đầu bởi Japan Industrial Partners (JIP) đã thành công. Họ chào mua cổ phiếu Toshiba từ đầu tháng 8 và hiện đã sở hữu 78,65% cổ phần. Điều này sẽ mở đường cho việc mua lại toàn bộ để kiểm soát Toshiba.

Toshiba cũng cho biết sẽ hoàn tất việc rút niêm yết khỏi sàn chứng khoán Tokyo. Thương vụ với JIP sẽ đưa quyền kiểm soát Toshiba về tay nhà đầu tư trong nước, sau nhiều năm đấu tranh với các cổ đông nước ngoài.

Hồi tháng 3, Toshiba chấp thuận đề nghị mua lại của JIP với giá 2.000 tỷ yen (13,5 tỷ USD). Dù một số cổ đông không hài lòng với mức giá đưa ra, Toshiba cho biết không thấy triển vọng nhận được đề nghị với mức giá cao hơn.

"Chúng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các cổ đông vì đã hiểu cho tình cảnh của công ty. Với cổ đông mới, Toshiba sẽ có bước đi lớn hướng đến một tương lai mới", CEO Toshiba Taro Shimada cho biết.

Bên ngoài tòa nhà của Toshiba tại Kawasaki (Nhật Bản). Ảnh: Reuters

Bên ngoài tòa nhà của Toshiba tại Kawasaki (Nhật Bản). Ảnh: Reuters

JIP là một công ty đầu tư cổ phần tư nhân. Họ không nổi tiếng ở nước ngoài. Dù vậy, JIP đã tham gia vào nhiều thương vụ chia tách của các tập đoàn Nhật Bản lớn. Họ đã mua lại mảng camera của Olympus và mảng laptop của Sony. JIP dự định vẫn giữ CEO Shimada và đội ngũ của ông.

Thương vụ với JIP có thể chấm dứt nhiều năm hỗn loạn tại Toshiba với loạt bê bối khiến công ty gặp khó khăn dẫn đến quyết định phải bán mình. Ban lãnh đạo Toshiba, chính phủ Nhật và các cổ đông lớn nước ngoài bất đồng về tương lai doanh nghiệp này. Các nhà đầu tư muốn tối ưu hóa lợi nhuận, còn chính phủ Nhật lại ưu tiên giữ các mảng kinh doanh và công nghệ nhạy cảm khỏi tay nước ngoài

Toshiba từng cho biết họ có cơ cấu bên liên quan phức tạp và nhiều nhóm cổ đông với các quan điểm khác nhau. Điều này khiến việc kinh doanh phần nào chịu ảnh hưởng. Vì vậy, cơ cấu cổ đông ổn định sẽ giúp công ty theo đuổi chiến lược dài hạn.

Toshiba liên tiếp gặp nhiều khủng hoảng trong 8 năm qua, khởi đầu từ vụ bê bối kế toán năm 2015. Điều này khiến lợi nhuận bị thâm hụt và công ty phải tái cơ cấu toàn diện.

Đến đầu năm 2017, Toshiba liên tục trễ hạn công bố báo cáo tài chính do những rắc rối tại mảng điện hạt nhân ở Mỹ. Các dự án mảng này đều bị vượt dự toán và chậm tiến độ. Việc đầu tư vào mảng năng lượng hạt nhân tại Mỹ khiến Toshiba lỗ 6,3 tỷ USD và mấp mé bờ vực bị hủy niêm yết. Công ty buộc phải bán con gà đẻ trứng vàng là mảng chip nhớ cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Đầu năm ngoái, các cổ đông không chấp nhận đề xuất chia tách Toshiba của ban lãnh đạo hãng. Việc này khiến Toshiba phải tìm lựa chọn khác và chốt lại ở kế hoạch bán cho JIP.

Trích nguồn từ Vnexpress.net

do choi nguoi lon/do choi tinh yeu/shop do choi nguoi lon/ban do choi nguoi lon/shop do choi tinh yeu/do choi bao dam

0
Zalo
Hotline