Từ đầu năm đến nay, các "shophouse bảo tồn" - nhà phố thương mại cổ trong diện bảo tồn - tại Singapore liên tục được sang tay với giá cao. Tháng 6, một căn "shophouse bảo tồn" diện tích sàn 320 m2 tọa lạc tại khu Chinatown vừa được bán với giá 22 triệu đôla Singapore (16,3 triệu USD).
Tọa lạc trên mảnh đất 116 m2, căn shophouse sở hữu 999 năm, được phê duyệt tầng trệt dùng cho kinh doanh ăn uống, tầng hầm làm bếp và các lầu dùng làm không gian bán lẻ, văn phòng. Theo môi giới PropNex Shophouse Elites, giá sang tay này đồng nghĩa căn shophouse bảo tồn có giá 6.360 đôla Singapore mỗi foot vuông (khoảng 4.700 USD mỗi foot vuông) tức xấp xỉ 50.000 USD mỗi m2.
Trước đó, hồi tháng 4, một căn shophouse bảo tồn ở phố Stanley đổi chủ với giá đến 29 triệu đôla Singpore (21,5 triệu USD). Căn nhà diện tích 600 m2, xây dựng trên mảnh đất 160 m2. Mức giá này khiến nó trở thành mức giá tuyệt đối cao nhất khi chuyển nhượng một căn shophouse bảo tồn tại đảo quốc. Tuy nhiên, tính trên mỗi foot vuông, giá chỉ ở mức 4.472 đôla Singpore (xấp xỉ 35.400 USD mỗi m2).
Richard Tan, Nhà sáng lập PropNex Shophouse Elites cho biết một số căn shophouse bảo tồn tại khu vực trung tâm hoặc Chinatown gần đây được đổi chủ với giá thậm chí trên 7.000 đôla Singapore mỗi foot vuông, tức xấp xỉ khoảng 55.400 USD mỗi m2. Tuy nhiên, các thỏa thuận đó không được công khai.
Theo ông Tan, các shophouse bảo tồn, đặc biệt là ở các quận đắc địa, được các nhà đầu tư săn đón rất nhiều vì hiếm có và khan hàng. "Chúng tôi thấy nhu cầu mạnh mẽ từ các văn phòng quản lý tài sản gia đình và các cá nhân có thu nhập cao, những người đầu tư nhà phố thương mại", ông nói.
Loyalle Chin, Giám đốc tại PropNex ShophouseHuat cho biết làn sóng mới của các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cả những người đến từ Trung Quốc đang săn tìm phân khúc bất động sản này. "Họ cũng là những người đặt mức giá kỷ lục cho các căn nhà phố thương mại ở khu trung tâm", ông nói.
Thị trường shophouse tại Singapore có 3 loại hình gồm: shophouse bảo tồn; shophouse thương mại, dân cư; và shophouse hỗn hợp thương mại - dân cư. Trong đó, shophouse bảo tồn khan hiến vì không thể bổ sung thêm nguồn cung.
Theo Cơ quan quản lý phát triển đô thị Singapore (URA), đảo quốc có hơn 6.500 căn shophouse bảo tồn. Chúng được xây dựng từ đầu những năm 1800 đến giữa những năm 1900. Các ngôi nhà cổ này được xem là di sản kiến trúc trong cảnh quan thành phố và đóng vai trò liên kết với quá khứ.
Savills Singapore cho hay, các shophouse bảo tồn có nhiều phong cách kiến trúc khác nhau, từ Early, Late Shophouse cho đến Art Deco và Modern Shophouse. Chúng là bộ mặt đô thị ở Singapore trước Thế chiến II. Với những nỗ lực bảo tồn của các chủ sở hữu, nhiều shophouse ngày nay được trẻ hóa và vẫn được sử dụng rộng rãi cho mục đích ở và thương mại.
Được xem là di sản, shophouse bảo tồn có những điều kiện ngặt nghèo về sở hữu và sử dụng. Theo đó, các shophouse bảo tồn có cấp phép cư trú chỉ có thể được mua bởi người Singapore và thường trú nhân, theo Đạo luật sở hữu nhà ở.
Đạo luật Tái phát triển Đô thị quy định nghiệm ngặt việc cải tạo các shophouse bảo tồn, chẳng hạn như phải xin phép để lắp máy lạnh. Máy lạnh sẽ không được lắp ở mặt tiền mà chỉ để ở sau nhà hoặc bên hông có che chắn thẩm mĩ.
Ngoài ra, các yếu tố ban đầu của căn nhà cổ phải được bảo tồn như mặt tiền, tường, màu sắc tòa nhà để giữ lại tinh thần vốn có. Chủ nhà được quyền sơn lại nhà nhưng vẫn có các hạn chế nhất định về phối màu. Các chi tiết hoa văn trang trí nguyên bản nếu không còn phù hợp với hoạt động kinh doanh hiện tại được khuyến nghị giữ lại và có thể sơn cùng màu với tường.
Chịu nhiều hạn chế nhưng nhờ nét duyên dáng di sản và mặt tiền kiến trúc mang tính biểu tượng, các căn shophouse bảo tồn được nhiều nhà đầu tư săn đón như một tài sản quý giá. Ngoài các nhà đầu tư nhỏ lẻ, các quỹ đầu tư bất động sản và các công ty đầu tư cũng ngày càng hứng thú, theo Savills.
Lý do hàng đầu là độ hiếm khiến nó trở thành một món "đồ cổ" sưu tầm tăng giá theo thời gian. Ở khu vực Haji Lane-Beach Road, với các giao dịch gần đây vượt 6.900 đôla Singpore mỗi foot vuông (xấp xỉ 54.900 USD mỗi m2). Một số căn thậm chí tăng giá hai con số chỉ chưa đầy một năm.
Ví dụ, trên phố Amoy, một căn hai tầng đổi chủ hồi tháng 4 với giá 21,8 triệu đôla Singpore (16,1 triệu USD), tăng 6,65% so với mức giá 18,688 đôla Singpore khi sang tay vào tháng 11/2022. "Họ (người mua) nhận thức rõ về tiềm năng tăng giá cũng như khả năng cho thuê", ông Richard Tan nói.
Ashish Manchharam, Nhà sáng lập kiêm CEP 8M Real Estate (8M), tham gia thị trường shophouse bảo tồn được 9 năm. Năm 2014, công ty ông mua một dãy 5 căn shophouse tại 112 đến 116 phố Amoy với giá 50 triệu đôla Singapore (37 triệu USD theo tỷ giá hiện tại). "Ngày nay, chúng tôi trị giá khối bất động sản này đã hơn 100 triệu đôla Singapore (74 triệu USD)", ông nói.
Góp phần đẩy giá là nhu cầu của khách Trung Quốc. Ông Loyalle Chin cho biết một số công dân Trung Quốc đã thuê nhà tại Good Class Bungalows thuộc trung tâm của Singapore hoặc nhà ở Sentosa Cove trong hai năm qua đã có ý định biến bất động sản đó thành các địa điểm tiệc tùng.
"Họ nhanh chóng nhận ra rằng đây là các hoạt động thương mại và chúng không được phép mở ở các khu dân cư tư nhân", Chin nói. Vì thế, các shophouse bảo tồn có giấy phép mở hộp đêm và giải trí công cộng, cho phép hoạt động đến 3h sáng, được nhà giàu Trung Quốc săn lùng. "Nó cho phép họ tổ chức các buổi biểu diễn, chiêu đãi bạn bè và thậm chí mở cửa đón khách", Chin giải thích.
Theo các đại lý môi giới, ngoài khách Trung Quốc, người mua Hong Kong, Đài Loan, Ấn Độ và Indonesia cũng đang quan tâm shophouse bảo tồn. Tuy nhiên, các nhà đầu tư địa phương vẫn hoạt động tích cực, Tan của PropNex cho biết.
"Giá cả bây giờ cao hơn nhiều. Họ (người mua địa phương) không thể dễ dàng chấp nhận mức giá như vậy", ông Tan nói. Do lãi suất cao nên các giao dịch hiện được thúc đẩy bởi những người mua hoàn toàn bằng tiền mặt hoặc những người sử dụng rất ít đòn bẩy.
Trích nguồn tư Vnexpress.net
shop bao cao su quan 6/shop bao cao su quan 2/shop bao cao su thu duc/shop bao cao su binh duong